24h購物| | PChome| 登入
2022-10-08 15:47:24| 人氣33| 回應0 | 上一篇 | 下一篇
推薦 0 收藏 0 轉貼0 訂閱站台

CÁCH CHỮA BỆNH DỊ ỨNG NỔI MỀ ĐAY

Mày đay (còn gọi là bệnh mề đay) là bệnh dị ứng thường gặp, phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính. Bệnh mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng hay tái phát, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.

5 cách chữa nổi mề đay ngay tại nhà an toàn, hiệu quả | Medlatec

Bệnh mày đay là gì?

Mày đay là tình trạng phản ứng của các mao mạch dưới da, niêm mạc trước các tác nhân gây dị ứng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, gây nên hiện tượng phù tại chỗ, làm da bị phồng lên, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng nổi mề đay có thể xuất hiện tại một vùng da, niêm mạc trên cơ thể hoặc xuất hiện cùng lúc ở nhiều khu vực khác nhau.

Mề đay có thể là dạng cấp tính (kéo dài không quá 6 tuần) hoặc mạn tính (kéo dài trên 6 tuần). Có nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay như dị ứng thời tiết, tiếp xúc với môi trường lạnh, dị ứng với hóa mỹ phẩm, côn trùng cắn, dị ứng phấn hoa, mệt mỏi, stress,... Trên cùng một bệnh nhân, đôi khi có nhiều yếu tố kết hợp gây mày đay.

Bệnh mề đay có nguy hiểm không?

Khi tiếp xúc với các dị nguyên, cơ thể bệnh nhân sẽ hình thành một chất gọi là histamin. Chất này làm cho người bệnh bị ngứa và rất khó chịu, liên tục có phản ứng gãi, làm da bị trầy xước, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo, vết thâm, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hằng ngày.

Thậm chí, người bệnh mày đay còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như sưng mạch ở khí quản, vùng họng dẫn tới khó thở, thở gấp, thậm chí nghẹt thở. Mày đay có thể xuất hiện ở đường tiêu hóa, gây đau quặn bụng, nôn ói, tiêu chảy. Khi mề đay xảy ra ở tổ chức não, dễ gây phù nề não, rất nguy hiểm. Bệnh cũng có thể gây giãn mạch nhanh, đột ngột làm tụt huyết áp, gây choáng váng. Trong những trường hợp đặc biệt, nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể tính mạng bệnh nhân sẽ bị đe dọa. Một số trường hợp sử dụng thuốc đã bị sốc phản vệ và tử vong.

Đặc biệt, bệnh mày đay thường rất khó phát hiện nguyên nhân dù đôi khi người bệnh đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết. Vì vậy, việc điều trị bệnh mề đay gặp rất nhiều khó khăn và thường không thể triệt tiêu hoàn toàn căn nguyên gây nổi mề đay, sẩn ngứa.

Bệnh mày đay có lây không?

Theo các bác sĩ, mày đay không phải là bệnh truyền nhiễm. Nổi mề đay có thể tái phát nhiều lần ở các bệnh nhân nhưng không thể lây từ người này sang người khác. Trường hợp nhiều người trong gia đình cùng mắc bệnh có thể do vấn đề di truyền khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các yếu tố gây dị ứng hoặc cùng sống trong một môi trường có các yếu tố gây dị ứng,...

Bệnh mày đay có tự khỏi được không?

Mề đay có tự hết khôngMề đay bao lâu thì khỏi? Trả lời cho câu hỏi này, theo các bác sĩ, mề đay cấp tính có thể mất dần theo thời gian và khỏi hoàn toàn trong một vài ngày (kéo dài không quá 6 tuần). Tuy nhiên, nếu là bệnh mày đay mãn tính thì rất lâu khỏi, có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan như cơ bắp, phổi và đường tiêu hóa. Vì vậy, nếu cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy hoặc đau nhức, khó thở,... bệnh nhân nên sớm điều trị dị ứng, nổi mề đay để đẩy nhanh quá trình chữa lành bệnh.

Để chữa khỏi bệnh mày đay, người bệnh cần loại bỏ các nguyên nhân gây kích ứng, mẩn ngứa. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần sử dụng thuốc kháng histamin, corticosteroid hay các loại thuốc điều trị được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.

Riêng các trường hợp bị nổi mề đay do di truyền thì khả năng tự khỏi rất thấp. Đặc biệt, nổi mề đay do di truyền thường tái phát nhiều lần dù bệnh nhân đã áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Đối với các trường hợp này, các phương pháp điều trị chỉ là giải pháp tạm thời để giảm bớt ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân.

CÁCH CHỮA TRỊ NỔI MỀ ĐAY TẠI NHÀ CÓ TỐT KHÔNG?

Nổi mề đay (mày đay) là bệnh da liễu phổ biến, dễ tái phát khiến cho người bệnh phải gánh chịu những cơn ngứa ngáy, khó chịu. Điều này không chỉ gây bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe nếu kéo dài liên tục.

Với những trường hợp nhẹ, mới khởi phát, mề đay cấp tính, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp này để giảm bớt khó chịu, cân bằng lại cuộc sống. Hiện nay, mỗi phương pháp chữa nổi mề đay tại nhà đều tồn tại ưu, nhược điểm nhất định.

Ưu điểm:

  • Các bài thuốc từ thảo dược dễ thực hiện, mỗi bài thuốc chỉ mất thời gian khoảng 15 – 30 phút.
  • Sử dụng thảo dược trong vườn nhà nên dễ kiếm, an toàn, lành tính cho người dùng, không lo lắng về tác dụng phu.
  • Thành phần dược liệu rẻ, chi phí điều trị ít, người bệnh có thể tiết kiệm được khá nhiều tiền bạc.
  • Một số mẹo dân gian trị mề đay tại nhà có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại không ít nhược điểm:

  • Như đã nói ở trên, phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ và phù hợp với những người bị bệnh nhẹ bởi hiệu quả chưa thực sự vượt trội.
  • Các bài thuốc đều truyền miệng, cách điều chế có thể linh hoạt, phụ thuộc vào người thực hiện. Điều này dẫn đến hiệu quả không tốt, có thể gây kích ứng da.

Cách trị mề đay tại nhà bằng lá khế

Lá khế được xem là “vị cứu tinh” của những người bị mề đay, mẩn ngứa. Loại lá này chứa một số chất có tác dụng đào thải độc tố tích tụ dưới da, kháng khuẩn, làm dịu cơn ngứa, ngăn ngừa sự hình thành các mảng mề đay trên da.

Cách thực hiện:

  • Hái một nắm lá khế, rửa sạch.
  • Đun sôi kỹ với 3 bát nước, để nguội rồi rửa lên khu vực da bị nổi mề đay, ngứa ngáy.
  • Ngày thực hiện 2 lần, dùng liên tục 2-3 ngày sẽ thấy tình trạng mề đay giảm rõ rệt.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp lá khế sao nóng rồi bọc một lớp vải mỏng, đắp lên vùng da bị mề đay. Hơi nóng giúp các chất trong lá khế sẽ thấm nhanh hơn vào da, xoa dịu cơn ngứa tức thì.

Chườm lạnh – Cách trị nổi mề đay nhanh nhất

Chườm lạnh là cách giảm ngứa, khó chịu nhanh chóng cho người bị mề đay. Khi thực hiện mẹo này, cảm giác lạnh sẽ khiến cho các mạch máu co lại, ngăn chặn sự tích tụ độc tố trên da. Ngoài ra, khi chườm lạnh, người bệnh có cảm giác dễ chịu, cơn ngứa sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên đây là biện pháp giúp giảm ngứa tức thời, không trị căn nguyên của bệnh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 túi chườm chuyên dụng hoặc một chiếc khăn mềm bọc đá.
  • Áp trực tiếp túi chườm hoặc khăn bọc đá lên vùng da bị mẩn ngứa trong 10 – 15 giây rồi lấy túi chườm ra, sau đó thực hiện lặp lại liên tục trong 5 – 10 phút.
  • Để da nghỉ khoảng 20 phút, sau đó lại tiếp tục thực hiện.
  • Lưu ý, không nên chườm liên tục có thể sẽ khiến da bị bỏng lạnh.

Uống nhiều nước tăng đào thải độc tố

Trong điều trị mề đay tại nhà, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nước rất cần thiết với cơ thể chúng ta, đặc biệt là với người bị mề đay. Khi mắc phải tình trạng này, uống nước thường xuyên giúp bạn điều hòa thân nhiệt, giảm cảm giác nóng rát ở vùng tổn thương. Đồng thời, nước có tác dụng đẩy nhanh quá trình hydrat hóa giúp tế bào da được khỏe mạnh.

Hơn nữa, nước cũng có tác dụng đào thải các yếu tố dị nguyên gây mề đay bên trong, chẳng hạn như hóa chất bảo quản thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau củ, thuốc… Do đó, người bệnh nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày với các loại như:

  • Nước đun sôi để nguội
  • Nước khoáng
  • Nước ép trái cây
  • Nước luộc hoặc nấu canh từ rau củ.

Tắm mát, đảm bảo cơ thể luôn thoải mái

Một mẹo đơn giản giúp bạn giảm cảm giác khó chịu, hạn chế ngứa ngáy khi bị mề đay là tắm mát.

Khi tắm, toàn bộ bụi bẩn, dầu nhờn, yếu tố dị nguyên trên da sẽ được loại bỏ. Từ đó, người bệnh sẽ thấy triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát được giảm bớt. Tuy nhiên, khi tắm tránh kỳ cọ hoặc sử dụng xà phòng chứa bọt, bởi da có thể bị kích ứng và lan tỏa diện tích nổi mề đay.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng máy tạo độ ẩm nếu thời tiết hanh khô, nóng nực. Mặc quần áo dễ chịu, thoáng mát, mở cửa sổ trong nhà để không khí được lưu thông.

Cách trị ngứa nổi mề đay tại nhà với nha đam

Nha đam không chỉ là nguyên liệu chăm sóc sắc đẹp cho chị em phụ nữ mà còn được biết đến với “thần dược” chữa mề đay.

Với hàm lượng các hoạt chất như: glycoprotein, acid cinnamic, vitamin… nha đam giúp giảm ngứa, kháng viêm, se khít lỗ chân lông, kích thích cơ thể đào thải độc tố.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 lá nha đam to còn tươi.
  • Lột vỏ, tách lấy phần thịt trong lá nha đam, sau đó bôi trực tiếp lên da đang bị ngứa. Lúc này da sẽ có cảm giác dễ chịu, thoải mái.
  • Tiếp đến, massage nhẹ nhàng để tinh chất thấm sâu vào bên trong da.
  • Áp dụng ngay khi ngứa ngáy sẽ thấy tác dụng nhanh chóng.

*Lưu ý: Làm sạch phần nhựa của lá nha đam do có chất gây kích ứng và thử bôi lên một vùng da nhỏ để thử phản ứng trước khi dùng trên diện rộng.

Phòng khám ứng dụng những phương pháp Y học cổ truyền như châm cứu, bấm huyệt…. kết hợp với các bài thuốc Đông y  100% thiên nhiên để hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân - SĐT: 0931 225 777  - Website: dongy.org

[CHIA SẺ] TOP 10 ĐỊA CHỈ CHỮA BỆNH MỀ ĐAY TỐT TẠI TP HCM

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/cao-dang-duoc-ha-noi-xet-tuyen-hoc-ba-thpt-nam-2015-1435047353.htm
https://ione.vnexpress.net/cao-dang-duoc-ha-noi-xet-tuyen-nguyen-vong-2-3221850.html
https://www.provenexpert.com/phong-kham-y-hoc-co-truyen-sai-gon/

台長: dongysaigon
人氣(33) | 回應(0)| 推薦 (0)| 收藏 (0)| 轉寄
全站分類: 健康樂活(醫學、養生、減重)

是 (若未登入"個人新聞台帳號"則看不到回覆唷!)
* 請輸入識別碼:
請輸入圖片中算式的結果(可能為0) 
(有*為必填)
TOP
詳全文